CTCP Đầu tư và Phát triển Hoàng Khôi cũng vừa đăng ký thế chấp 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu nhà ở VietSing - Phú Chánh, P. Phú Chánh, TP. Tân Uyên.
Tại TP.Tân Uyên, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Nam Đạt Phát vừa thế chấp 5 thửa đất tại P.Tân Hiệp đã được cấp giấy chứng nhận vào năm 2007 và năm 2023 với tổng diện tích hơn 800m2.
Ngoài ra, Công ty TNHH Thương mại và tư vấn Ngọc Điền vừa thế chấp 5 căn nhà ở xã hội liền kề tại dự án Khu nhà ở phát triển đô thị Thịnh Gia, P. Tân Định, Thị xã Bến Cát. Đây là những căn nhà có diện tích từ 63-70m2/căn, đã được cấp giấy chứng nhận vào năm 2021.
Đối với việc đăng ký rút bớt tài sản thế chấp, giai đoạn 2002-2023, CTCP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (TP.HCM) đã thế chấp 3 thửa đất với tổng diện tích hơn 16.000m2 tại dự án Khu nhà ở Hoà Lân, P.Thuận Giao, TP.Thuận An.
Nay, CTCP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh đăng ký rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng 7.755m2 đất tại dự án nói trên từ Ngân hàng OCB - Chi nhánh TP.HCM.
Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Thái Bình cũng vừa rút bớt tài sản thế chấp là một nền đất 67,5m2 tại dự án Khu nhà ở Thái Bình Dương - Tân Hiệp, P. Tân Hiệp, TP. Tân Uyên.
Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản và Xây dựng Hoàng Nam vừa rút bớt tài sản thế chấp là 5 căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án Khu nhà ở cao tầng Hoàng Nam, P. Bình An, TP. Dĩ An. Đây là một phần tài sản được chủ đầu tư dự án này thế chấp vào giai đoạn 2022-2023.
Tại dự án Chung cư Huyền Điệp Plaza, P. Hội Nghĩa, TP. Tân Uyên, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản và khách sạn Huyền Điệp vừa đăng ký rút bớt tài sản thế chấp. Đó là 37 căn nhà ở hình thành trong tương lai đã được chủ đầu tư thế chấp trong giai đoạn 2021-2023.
Sau khi bị xử phạt về hành vi xây dựng không phép tại dự án C-River View, Công ty CP C-Holdings không những không chấp hành mà còn tiếp tục xây “lụi” đến tầng 3.
" alt=""/>Bình Dương công bố danh sách các dự án đang thế chấp ngân hàng"Cuộc điều tra khẩn cấp về vấn đề này đã được tiến hành ngay sau khi Ấn Độ nhận được liên lạc từ WHO dựa trên thông tin có sẵn", một trong hai nhân viên giấu tên của Bộ Y tế Ấn Độ đã nói với Reuters.
Ấn Độ đang chờ một báo cáo xác định "mối quan hệ nhân quả dẫn đến tử vong với các sản phẩm y tế được đề cập" và các thông tin chi tiết khác từ WHO.
Ngày 5/10, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông tin, WHO đang điều tra các trường hợp tử vong do tổn thương thận cấp tính với cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ và nhà sản xuất siro ho Maiden Pharmaceuticals có trụ sở tại New Delhi.
Hai nguồn tin cho biết, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đã thông báo cho Ấn Độ về những ca tử vong vào cuối tháng trước để điều trị song song với WHO.
Phân tích trong phòng thí nghiệm với siro ho Maiden đã xác nhận lượng diethylene glycol và ethylene glycol "không thể chấp nhận được", có thể gây độc và dẫn đến tổn thương thận cấp tính.
Hiện Maiden Pharmaceuticals, công ty bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1990, vẫn chưa đưa ra bình luận.
Theo nguồn tin của Ấn Độ, Maiden chỉ sản xuất và xuất khẩu siro sang Gambia. Trên trang web của mình, công ty này cung cấp, họ có hai nhà máy sản xuất, ở Kundli và Panipat, đều gần New Delhi và gần đây đã thiết lập một nhà máy khác.
Công suất hằng năm là 2,2 triệu chai siro, 600 triệu viên nang, 18 triệu liều tiêm, 300.000 ống thuốc mỡ và 1,2 tỷ viên nén. Công ty bán sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
WHO cho rằng, các sản phẩm của Maiden - Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup - có thể đã được phân phối ở những nơi khác thông qua các kênh không chính thức.
Cuối giờ chiều 6/10, trả lời câu hỏi củaVietNamNet về việc Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành tại Việt Nam các sản phẩm siro ho của công ty Maiden Pharmaceuticals hay chưa, đại diện Cục Quản lý dược cho biết đến nay Việt Nam chưa cấp số đăng ký nào cho công ty Maiden Pharmaceuticals; chưa cấp số đăng ký cho 4 sản phẩm thuốc ho trên. Công ty Maiden Pharmaceuticals cũng không có hồ sơ nào đang nộp tại Cục Quản lý dược.
" alt=""/>Siro ho Ấn Độ liên quan 66 trẻ tử vong, đòn giáng vào ‘nhà thuốc thế giới’Các vết hoại tử trên da bệnh nhân do vi khuẩn "ăn thịt người" gây ra
Sau vài giờ, khi được chuyển đến viện, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu và chuyển hóa nặng) kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng trên da, cân và cơ vùng tứ chi.
Khi cấy khuẩn xét nghiệm, 2 mẫu máu của bệnh nhân đều dương tính với vi khuẩn “ăn thịt người” V. vulnificus.
Mặc dù đã được điều trị kháng sinh mạnh ngay từ đầu kết hợp thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp và các biện pháp điều trị hồi sức tích cực khác nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn nặng lên, tiên lượng tử vong nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà lo hậu sự sau 4 ngày điều trị.
V. vulnificus là vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ (vùng cửa sông) hoặc ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu, cá…
Vi khuẩn này có thể gây hoại tử cân cơ rất nhanh, do đó còn được gọi là vi khuẩn "ăn thịt người”.
Nguy hiểm hơn, bệnh nhiễm trùng máu do V. vulnificus gây tử vong cao, lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực.
Theo BS Sáng, khi vào cơ thể, loại vi khuẩn này còn có khả năng trốn thoát khỏi hệ miễn dịch, vượt qua được hàng rào bảo vệ đầu tiên của đường tiêu hóa và da. Sau khi xâm nhập vào máu, vi khuẩn nhân lên rất nhanh, sản sinh ra độc tố gây độc tế bào và phá hủy tế bào.
Ngoài ra, lớp vỏ vi khuẩn V. vulnificus chứa lipopolysaccharis kích hoạt cơ thể giải phóng cơn bão cytokin gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Những trường hợp qua được giai đoạn cấp tính vẫn có thể tử vong do hậu quả của suy đa tạng kéo dài.
Thống kê 180 bệnh nhân nhiễm trùng do V. vulnificus cho thấy có 92,8% bệnh nhân có ăn hàu sống trong vòng 2 ngày trước đó. Thời gian ủ bệnh là 3 tiếng – 6 ngày.
Một số trường hợp nhiễm bệnh do cơ thể có vết thương hở rồi đi tắm biển hoặc bị đuôi tôm, vỏ hàu gây xước da.
Để tránh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người V. vulnificus, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn hải sản chưa nấu chín. Nếu có vết thương hở, cẩn trọng khi đi tắm biển hoặc tiếp trực tiếp với hải sản tươi sống.
Khi có các biểu hiện đường tiêu hóa, sưng nóng đỏ đau tại vết thương, đau, nổi ban, bọng nước ở chân tay sau khi nghi ngờ có tiếp xúc với nguồn bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay.
Thúy Hạnh
Người đàn ông tử vong tại bệnh viện sau khi ăn hàu sống tại một nhà hàng. Bác sĩ xác định, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”.
" alt=""/>Người đàn ông Hải Phòng tử vong vì ăn hải sản sống